Vô sinh ở nữ là gì, vô sinh nguyên phát và thứ phát là gì? Nguyên nhân và biểu hiện của vô sinh nữ? Cách điều trị ra sao?… Thêm nhiều thông tin tổng hợp trong bài viết dưới đây của Stafam.com, mời bạn theo dõi.
Xem thêm: Top 10+ biểu hiện của chất lượng trứng kém
Vô sinh ở nữ là gì?
Vô sinh ở phụ nữ là tình trạng bệnh lý trong đó cơ thể người phụ nữ trưởng thành không thể thực hiện các chức năng sinh sản.
Nó cũng có thể được định nghĩa phổ biến hơn theo đó, vô sinh nữ là khi là cố gắng mang thai bằng quan hệ tình dục thường xuyên, không được bảo vệ trong ít nhất 1 năm với người dưới 35 tuổi) hoặc 6 tháng (với người trên 35 tuổi) nhưng không thành công.
Vậy vô sinh ở nữ chính là khi đã loại bỏ các yếu tố gây vô sinh do đối tác nam và chỉ còn lại nguyên nhân gây vô sinh từ phía người nữ. Nó có thể xảy ra ở bất cứ người phụ nữ nào và do nhiều nguyên nhân.
Vô sinh ở nữ chiếm khoảng 1/3 trường hợp các cặp vô sinh, bằng với tỉ lệ vô sinh do nam và khoảng 1/3 còn lại nguyên nhân không rõ hoặc có sự kết hợp của yếu tố nam và nữ.
Bên cạnh đó, cũng theo thống kế thì cứ 7 cặp vợ chồng trên thế giới bị vô sinh ở độ tuổi dưới 35 và cứ 3 là sau 35 tuổi.
Nguyên nhân vô sinh nữ có rất nhiều nguyên nhân và nó được cho là khó chẩn đoán. Có nhiều phương pháp điều trị vô sinh ở nữ tùy thuộc vào nguyên nhân vô sinh.
Các loại vô sinh ở nữ
Vô sinh nguyên phát: Chẩn đoán được thực hiện nếu người phụ nữ chưa mang thai lần nào trong suốt cuộc đời;
Vô sinh thứ phát: Được chẩn đoán nếu người phụ nữ đã từng mang thai trước đó, kể cả những lần không thành công.
Vô sinh không rõ nguyên nhân: Xét nghiệm khả năng sinh sản không tìm ra lý do khiến người vợ không thể mang thai.
Ngoài ra cũng có các cách gọi khác như vô sinh tương đối (tức là có khả năng sinh con với người này nhưng lại không thể với người khác); vô sinh tuyệt đối (vô sinh liên quan đến những thay đổi bệnh lý không thể thay đổi ở cơ quan sinh dục, loại trừ khả năng thụ thai).
Các khái niệm vô sinh nguyên phát hay thứ phát cũng được áp dụng cho cả vô sinh ở nam giới.
Các hình thức bệnh lý vô sinh quyết định phần lớn các bước tiếp theo trong chẩn đoán và điều trị tình trạng vô sinh.
Biểu hiện vô sinh ở nữ là gì?
Triệu chứng chính
Biểu hiện cơ bản nhất của vô sinh nữ chính là không có khả năng mang thai dù quan hệ tình dục không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào.
- không có khả năng thụ thai ở phụ nữ dưới 35 tuổi, sau 1 năm sinh hoạt tình dục đều đặn (3 lần mỗi tuần, cách ngày).
- Nếu phụ nữ trên 35 tuổi thì chẩn đoán vô sinh được thực hiện sau 6 tháng cố gắng thụ thai không thành công.
Dấu hiệu bổ sung
Ngoài ra, có thể còn có các triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân cơ bản gây ra như:
- Rối loạn nội tiết
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều Chu kỳ quá dài (35 ngày trở lên), quá ngắn (dưới 21 ngày), kinh không đều, Không có kinh (có thể là do không rụng trứng).
- Các quá trình viêm – tiết dịch có mùi khó chịu
- Đau vùng bụng dưới, lạc nội mạc tử cung – đau bụng kinh và ra máu trước kỳ kinh,….
Nó cũng có thể không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác.
Những triệu chứng bổ sung này giúp bác sĩ chẩn đoán sơ bộ dẫn đến các vấn đề về sinh sản.
Nguyên nhân gây vô sinh ở nữ?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cho tới nay có 22 nguyên nhân gây vô sinh ở nữ và 16 nguyên nhân gây vô sinh ở nam. Có nhiều nguyên nhân gây vô sinh bao gồm các yếu tố chính thường gặp cũng như các yếu tố mang tính nguy cơ.
Nguyên nhân gây vô sinh nguyên phát
Phổ biến nhất gây vô sinh nguyên phát ở nữ gồm các bệnh lý bẩm sinh của hệ sinh sản, những tình trạng gây ra bởi bệnh lý nhiễm sắc thể.
Ví dụ như tử cung hoặc cơ quan sinh dục kém phát triển (giảm sản, trẻ sơ sinh), vắng mặt, vị trí hoặc hình dạng bất thường của tử cung (hai sừng, hình yên ngựa), bất sản (vắng mặt) của âm đạo hoặc ống cổ tử cung.
Rối loạn nội tiết tố của hệ thống sinh sản gây ra:
- Rối loạn chức năng sinh dục: không có buồng trứng hoạt động bình thường, lượng estrogen giảm; tình trạng này được đặc trưng bởi không có khả năng rụng trứng
- Rối loạn vùng dưới đồi hoặc tuyến yên do chấn thương khi sinh hoặc nhiễm trùng ở trẻ em
- Hội chứng androgenital: tăng nồng độ hormone sinh dục nam do bệnh lý của tuyến thượng thận
- Bệnh lý bẩm sinh của tuyến giáp và thiếu hormone trong máu (suy giáp).
Các bệnh lý mắc phải hình thành trước khi người phụ nữ bắt đầu có kế hoạch mang thai: Ví dụ như lạc nội mạc tử cung, tắc nghẽn ống dẫn trứng, hội chứng buồng trứng đa nang,…
Các nguyên nhân chính gây vô sinh thứ phát ở nữ
Loại nguyên nhân này có thể được chia thành nhiều nhóm, tùy thuộc vào yếu tố chính gây giảm khả năng sinh sản.
Bệnh lý của ống dẫn trứng (yếu tố ống dẫn trứng hoặc ống phúc mạc)
Các ống dẫn trứng giữ vai trò kết nối buồng trứng với khoang tử cung và và là nơi xảy ra sự kết hợp trứng và tinh trùng tạo thành phôi.
Do đó nếu vì lý do nào đó (ví dụ như các bệnh viêm nhiễm và lạc nội mạc tử cung) có thể gây ra sự kết dính hình thành ở trong và/hoặc xung quanh ống dẫn trứng. Điều này cản trở tinh trùng và trứng di chuyển và gặp nhau. Kết quả là dẫn đế vô sinh.
Chiếm khoảng 40% tổng số trường hợp vô sinh ở phụ nữ.
Bệnh lý của tử cung (yếu tố tử cung)
Tử cung giữ vai trò làm lớp đệm để phôi thai bám vào và trưởng thành. Vì vậy khi tử cung gặp phải cac bệnh lý phổ biến (lạc nội mạc tử cung, polyp nội mạc tử cung, u xơ tử cung) hoặc/và bị ảnh hưởng bởi các quá trình viêm (viêm nội mạc tử cung), góp phần hình thành các chất dính,…
Tất cả khiến cho chức năng của tử cung không được hoàn thành, phôi thai khai không thể làm tổ và phát triển được.
Rối loạn nội tiết (yếu tố nội tiết)
Sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể có thể liên quan đến bệnh lý của buồng trứng, nhất là hội trứng đa nang buồng trứng, tuyến yên, vùng dưới đồi, tuyến thượng thận và tuyến giáp.
Bất kỳ một sự rối loạn nào về nội tiết có thể gây ra ảnh hưởng hệ thống và làm đảo lộn toàn bộ quá trình phát triển của nang trứng khiến trứng không phát triển – trứng lép; rối loạn rụng trứng lẫn các yếu tố khác.
Chiếm khoảng 35% tổng số trường hợp vô sinh ở phụ nữ.
Vô sinh miễn dịch (yếu tố miễn dịch)
Yếu tố miễn dịch xảy ra do hệ thống phòng thủ của cơ thể hoạt động không đúng cách. Nó tưởng lầm “tinh trùng’ là “vật thể lạ” và tiết ra các globulin miễn dịch tấn công tinh trùng.
Bệnh lý buồng trứng (yếu tố buồng trứng)
Có liên quan đến sự suy giảm khả năng trưởng thành của trứng. Nguyên nhân phổ biến nhất của loại vô sinh này là Hội chứng buồng trứng đa nang.
Suy giảm khả năng di chuyển của tinh trùng qua cổ tử cung (yếu tố cổ tử cung)
Thông thường điều này xảy ra khi có sự xuất hiện lạc nội mạc tử cung cổ tử cung, u nang hoặc loạn sản nghiêm trọng.
Các yếu tố nguy cơ gây vô sinh ở phụ nữ
Nhóm có nguy cơ cao bị vô sinh nữ bao gồm:
Các bệnh viêm của các cơ quan vùng chậu, các bệnh nhiễm trùng phổ biến như chlamydia và lậu. Sự xâm nhập của tác nhân truyền nhiễm vào đường sinh sản của phụ nữ gây ra sự phát triển của các bệnh viêm mãn tính và cấp tính (thường có mủ).
Các biến thể của lạc nội mạc tử cung, phổ biến như bệnh adenomyosis, ảnh hưởng đến cơ tử cung và u nang buồng trứng nội mạc tử cung.
Can thiệp phẫu thuật trên các cơ quan vùng chậu và ruột, làm tăng nguy cơ hình thành dính ở tử cung và ống dẫn trứng, gây tắc nghẽn ống dẫn trứng.
Chảy máu trong ổ bụng do thai ngoài tử cung bị gián đoạn, vỡ buồng trứng, vỡ u nang hoặc trào ngược máu kinh nguyệt. Chúng làm tăng nguy cơ hình thành chất kết dính.
Độ dày nội mạc tử cung: quá mỏng – nội mạc tử cung mỏng hoặc quá dày – niêm mạc tử cung dày
Từng có các biện pháp can thiệp trong tử cung (phá thai nội khoa, nạo thai) làm tăng nguy cơ hình thành các dây mô liên kết giữa các lớp bên trong tử cung. Tình trạng này được gọi là hội chứng Asherman.
Bệnh phụ khoa – u xơ tử cung, polyp nội mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung.
Bất kỳ sự bất thường nào trong chu kỳ kinh nguyệt: kinh nguyệt dài và/hoặc nhiều, kinh nguyệt chậm, chu kỳ kinh không đều, ra máu nhiều ngày trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt.
Suy buồng trứng sớm, có thể bị nghi ngờ do giảm số lượng nang trứng trong buồng trứng, nồng độ hormone chống Mullerian thấp và tăng nồng độ hormone kích thích nang trứng.
Sự hiện diện của các khối u ác tính khiến bệnh nhân phải hóa trị hoặc xạ trị.
Vô sinh không rõ nguyên nhân
Trong một số trường hợp, dù có dấu hiệu vô sinh rõ ràng nhưng vẫn không thể xác định được nguyên nhân chính xác của tình trạng vô sinh.
Đồng thời các hiện tượng kinh nguyệt vẫn bình thường, không bị rối loạn. Nồng độ các hormone nội tiết bình thường và không gặp vấn đề gì với hoạt động của tử cung và các phần phụ.
Trường hợp trên được gọi là vô sinh không rõ nguyên nhân. Sau khi chẩn đoán toàn diện (nội soi ổ bụng, nội soi tử cung, xét nghiệm,…), có thể khuyến nghị thụ tinh ống nghiệm.
Vô sinh do tâm lý
Trên thực tế chẩn đoán như vậy hiện không tồn tại nhưng trong một số ít trường hợp, trạng thái tâm lý kém của vợ hoặc chống hoặc cả hai cũng ảnh hưởng tới chức năng sinh sản.
Sự lo lắng khiến cho mức độ cortisol trong cơ thể của người phụ nữ tăng lên và nó là điều kiện không thuận lợi cho việc mang thai, ngăn cản sự thụ thai.
Trong trường hợp này, cân bằng tâm lý, giải tỏa stress là cần thiết trước khi có ý định mang thai.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn đang mong muốn có thai nhưng không đạt kết quả sau thời gian dài cố gắng, cần tiến hành thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị.
Việc áp dụng điều trị ngay hoặc sau thăm khám bao lâu còn tùy thuộc vào độ tuổi của bạn. Nhưng luôn nhớ, tuổi tác càng cao, khả năng sinh sản càng giảm đi.
- Nếu bạn trước 35 tuổi, bác sĩ có thể khuyên nên bạn cố gắng mang thai tự nhiên trong vòng ít nhất một năm trước khi xét nghiệm hoặc điều trị.
- Nếu từ 35 đến 40, cần tính đến các biện pháp điều trị sau 6 tháng cố gắng nhưng không thành công.
- Nếu trên 40 tuổi, có thể được đề nghị xét nghiệm hoặc điều trị ngay để cải thiện khả năng sinh sản.
Việc thăm khám ngoài căn cứ vào tuổi tác thì bác sĩ có thể kết hợp với xét nghiệm, siêu âm, điều trị ngay trong trường hợp vô sinh do mắc các bệnh lý về buồng trứng, bệnh viêm vùng chậu, sẩy thai nhiều lần, điều trị ung thư hoặc lạc nội mạc tử cung,…
Chẩn đoán vô sinh ở nữ như thế nào?
Việc xác định nhanh chóng và chính xác nguyên nhân gây vô sinh là yếu tố chính quyết định sự thành công của việc điều trị vô sinh. Theo đó, các bước để xác định nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh được thực hiện như sau:
Xét nghiệm rụng trứng: Đo nồng độ hormone để tìm hiểu xem có đang rụng trứng hay không. Hoặc theo dõi siêu âm cho phép quan sát trực tiếp sự phát triển của nang trứng và rụng trứng.
Thực hiện xét nghiệm sau giao hợp: Chất nhầy cổ tử cung được phân tích để xem tinh trùng sống sót như thế nào trong đường sinh sản của phụ nữ.
Tiến hành xét nghiệm máu: Để xác định xem có sự rối loạn rụng trứng hay không. Rối loạn rụng trứng do thiếu hụt nội tiết tố, dị tật bẩm sinh và tuổi tác.
Đánh giá dự trữ buồng trứng: Đánh giá mức độ hormone kích thích nang trứng (FSH), được thực hiện để xác định số lượng/chất lượng trứng còn lại trong buồng trứng.
Đo nồng độ hormone: Buồng trứng đa nang (PCOS) là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh có liên quan đến di truyền với sự mất cân bằng nội tiết tố, từ đó gây ra tình trạng cản trợ sự rụng trứng.
Lấy sinh thiết nội mạc tử cung: Điều tra thêm các vấn đề về rụng trứng hoặc hormone.
Đánh giá tình trạng thông thoáng của ống dẫn trứng (chụp tử cung cho phép xác định tắc ống dẫn trứng, dính trong tử cung, dị tật tử cung, nút dưới niêm mạc, polyp nội mạc tử cung);
Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, các xét nghiệm chi tiết bổ sung có thể được thực hiện để xác định nguyên nhân gây vô sinh.
Chẩn đoán có thể xác định nguyên nhân gây vô sinh và đôi khi có thể dễ dàng với một vài xét nghiệm đơn giản. Cũng có trường hợp đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn. Một số trường hợp khác có thể , không tìm thấy nguyên nhân gây vô sinh.
Điều trị vô sinh ở phụ nữ
Các phương pháp điều trị vô sinh ở phụ nữ tùy thuộc vào nguyên nhân được xác định.
- Trong trường hợp rối loạn nội tiết, việc điều trị tập trung vào chu kỳ kinh nguyệt, kích thích rụng trứng,…
- Trường hợp bệnh lý trong khoang tử cung: tiến hành phẫu thuật
- Nếu ống dẫn trứng bị tắc nghẽn: phẫu thuật để loại bỏ các chất dính và khôi phục lại độ thông thoáng.
- Nếu điều trị vô sinh không thành công người ta có thể sử dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản, tùy theo tình trạng và sự chỉ định chuyên môn của bác sĩ như thụ tinh trong tử cung, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Đồng thời trong mọi trường hợp, việc kết hợp giữa điều trị với điều chỉnh lối sống:
- Loại bỏ những thói quen xấu trong sinh hoạt, làm việc, ăn uống, vận động
- Ngừng dùng thuốc ảnh hưởng đến chức năng tình dục (có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa)
- Giữ cân nặng hợp lý
- Ngủ đủ giấc, ít nhất 8 tiếng
- Giữ tâm trạng tích cực
- Tối ưu dinh dưỡng, hướng đến các dưỡng chất tốt cho trứng, sự rụng trứng,… là vô cùng cần thiết.
Một số thông tin tìm hiểu vô sinh ở nữ là gì, các loại vô sinh nữ, nguyên nhân, biểu hiện, chẩn đoán và điều trị.
Mọi thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế được ý kiến của bác sĩ.