Trứng lép là một trong những nguyên nhân gây ra vô sinh hiếm muộn ở nữ giới. Vậy trứng lép là gì, trứng lép có thai được không, nguyên nhân, biểu hiện ra sao và cách xử lý như thế nào? Thêm nhiều thông tin khác nữa về hiện tượng trứng lép ở nữ giới sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây.
XEM THÊM: Cảnh báo những biểu hiện của chất lượng trứng kém có thể dẫn đến vô sinh hiếm muộn
Trứng lép là gì?
Trứng lép là hiện tượng trứng nhỏ, không phát triển được đến kích thước cần thiết để rụng trứng. Theo đó, trứng không có cơ hội kết hợp với tinh trùng và do đó không thể dẫn đến thụ thai.
Lưu ý rằng ‘trứng lép’ không phải là từ chuyên môn trong y học mà chỉ là một cách gọi đơn giản, dễ hiểu theo cách dân dã, truyền miệng mà thôi.
Trứng lép được tìm thấy trong y khoa có liên quan đến cụm từ gọi là ‘nang noãn nhỏ’ hoặc ‘nang noãn không phát triển‘ hay sự phát triển bất thường của nang noãn. Nó là một trong số các biểu hiện của chất lượng trứng kém.
Trên thực tế nang noãn là ‘túi’ nang chứa noãn (trứng) và các chất khác. Khi nói kích thước trứng thực tế là nói đến kích thước của nang noãn (trứng chưa trưởng thành).
Về mặt kích cỡ, trứng phát triển khỏe mạnh có thể đạt từ tới 22mm hoặc hơn trước khi rụng. Ngược lại nếu là trứng lép, con số này chỉ vào khoảng từ 3 – 5mm. Kích cỡ nhỏ ảnh hưởng trực tiếp tới đánh giá chất lượng trứng cùng với số lượng trứng.
Khi nang noãn nhỏ hoặc không phát triển tức là nó không thể trải qua đầy đủ các giai đoạn phát triển của nang noãn như bình thường. Từ đó nang noãn không thể tiến tới giai đoạn tiền rụng trứng và rụng trứng (phóng noãn) và không thể giúp trứng gặp tinh trùng để thụ thai.
Trứng lép (nang noãn nhỏ) vừa là vấn để về kích cỡ nhưng cũng là vấn đề về chất lượng trứng ở nữ giới. Ở góc độ khác, trứng lép một trong số các vấn đề liên quan đến hệ sinh sản ở nữ giới như lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, niêm mạc tử cung mỏng,…
Nguyên nhân của hiện tượng trứng lép
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về nang noãn trong đó có nang nhỏ, không phát triển. Một số thường được đề cập đến như tuổi tác, nội tiết tố, bênh lý phụ khoa,…
Tuổi tác và trứng lép
Trứng lép có thể do tuổi tác ở cả người nữ chưa trưởng thành và người ở vào giai đoạn tiền mãn kinh.
Nó có liên quan đến nội tiết hay lượng hormone cần thiết trong cơ thể (người ở tuổi dậy thì) chưa đủ để kích thích nang noãn phát triển.
Với trường hợp phụ nữ ở vào thời kỳ tiền mãn kinh, lúc này buồng trứng dần lão hóa, hormone estrogen và progesteron suy giảm. Điều này ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của buồng trứng cũng như sự phát triển của trứng.
Rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng tới kích cỡ nang trứng
Vấn đề nội tiết tố có liên quan chặt chẽ tới hiện tượng trứng lép. Cụ thể như khi cơ thể người nữ ở tình trạng kháng insulin hoặc Luteinising hormone (LH) cao đều đưa đến tình trạng nội tiết tố nam testosterone phát triển quá mức.
Testosterone phát triển mạnh ở cơ thể nữ chính gây ra rối loại nội tiết tố, cản trở sự phát triển của trứng.
Thừa cân, béo phì có liên quan đến trứng lép?
Cân nặng không được kiểm soát dẫn đến insulin tăng cao. Khi chỉ số insulin cao ảnh hưởng tới nội tiết tố. Đây là vấn đề thường gặp ở người mắc hội chứng đa nang buồng trứng kèm theo béo phì. Nó cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến giảm chất lượng trứng, khiến trứng lép.
Bệnh lý phụ khoa có ảnh hưởng tới nang trứng?
Viêm nhiễm phụ khoa như viêm nhiễm buồng trứng cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trứng không phát triển bình thường.
Trứng lép có do di truyền?
Nếu trong gia đình có người thân bị trứng lép bẩm sinh thì cũng có thể di truyền sang thế hệ sau.
Biểu hiện của trứng lép là gì?
Do liên quan đến vấn đề về kích cỡ trứng nên chỉ có thể siêu âm nang noãn mới biết được tình trạng trứng như thế nào. Tuy nhiên cũng như các vấn đề về nang noãn nói chung, hay nang noãn nhỏ có thể nhận biết thông qua theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và các hiện tượng có liên quan.
Không có kinh nguyệt
Dù hiện tượng không có kinh có thể bắt có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe sinh sản như rối loạn rụng trứng và cả trứng lép,…
Lý do vì trứng không thể rụng sẽ không gây ra hiện tượng bong niêm mạc tử cung. Từ đó sẽ không có máu kinh xuất ra ngoài. tức là không xuất hiện kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
Có nhiều biểu hiện của chu kỳ kinh bất thường như về khoảng cách giữa 2 lần có kinh, số ngày có kinh, lượng máu,… Tương tự chu kỳ kinh bất ổn cũng có liên quan đến hiện tượng trứng lép.
Ví dụ như chu kỳ kinh kéo dài tới hơn 38 ngày, số ngày có kinh ít hơn 3 ngày, lượng kinh quá ít thì bạn cũng có thể xem lại các vấn đề liên quan đến chất lượng trứng và sự rụng trứng.
Một số biểu hiện khác
Giống như hầu hết các biểu hiệu của sức khỏe sinh sản, những bất ổn như dịch âm đạo bất thường, đau bụng dưới,… đều là các vấn đề có thể liên quan đến tình trạng trứng lép dù là trực tiếp hay gián tiếp.
Trứng lép thì phải làm sao?
Khi gặp một trong các biểu hiện có thể liên quan đến hiện tượng trứng lép, cần có sự thăm khám chuyên khoa để tìm được nguyên nhân chính xác và cách giải quyết.
Siêu âm nang noãn: Đối với kích cỡ trứng, cần tiến hành siêu âm nang noãn để biết chính xác vấn đề và tùy trường hợp để bác sĩ chỉ định cách xử lý.
Nó bao gồm từ việc cải thiện chế độ sinh hoạt, tâm lý, lối sống, dinh dưỡng,… Điều này quan trọng và là cách chung cho hầu hết các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản.
Đối với dinh dưỡng, chú ý các thực phẩm bổ trứng có lợi cho việc cân bằng nội tiết tố cơ thể nữ, hoặc sử dụng một trong các loại viên uống bổ trứng có chứa các chất có lợi cho sự phát triển của trứng nói riêng và sức khỏe sinh sản nói chung.
Can thiệp y khoa trong trường hợp kích trứng phục vụ cho việc thụ thai tự nhiên hoặc làm IUI, IVF.
Câu hỏi thường gặp về trứng lép
Có rất nhiều câu hỏi là những băn khoăn mà chị em muốn được giải đáp nhanh chóng liên quan đến hiện tượng trứng lép.
Trứng lép có thai được không?
Khi trứng lép, trứng không thể đạt được đến kích cỡ để có thể rụng (phóng noãn) và do đó không thể gặp được tinh trùng để tạo phôi. Do vậy đối với trứng lép thì rõ ràng là không thể có thai được.
Siêu âm có biết được trứng lép không?
Để biết chính xác kích cỡ trứng phải tiến hành siêu âm nang noãn. Việc tiến hành sẽ thông qua siêu âm ổ bụng hoặc sử dụng đầu dò âm đạo.
Theo đó có thể theo dõi sự phát triển của nang noãn (trứng) trong 1 chu kỳ kinh. Qua siêu âm sẽ biết được buồng trứng hai bên có nang noãn không, số lượng và kích thước nang noãn và chúng đang phát triển ra sao, nang noãn có trưởng thành và rụng hay không.
Kích thước trứng bao nhiêu thì rụng?
Trứng thường được rụng vào giữa của chu kỳ kinh khi kích thước đủ lớn. Thông thường vào ngày thứ 7 của chu kỳ, nang noãn đạt 5,5 – 8 mm và tăng lên đến 13mm vào ngày thứ 8 -10.
Để biết được kết quả chính xác về kích thước trứng khi rụng việc theo dõi sẽ được bắt vào các ngày thứ 10 – 12 của chu kỳ.
Nếu người có vòng kinh đều thì thường trứng sẽ rụng vào những ngày 14-17. Khi nang noãn trưởng với kích thước 20 -28mm, sẽ vỡ ra và phóng thích noãn gọi là hiện tượng phóng noãn hay rụng trứng.
Trứng lép có kinh nguyệt không?
Nhiều chị em băn khoăn rằng ‘trứng lép có kinh nguyệt không?’. Trên thực tế như đã nói ở trên khi trứng lép thì không thể phát triển được và do đó trứng lép không thể rụng được.
Khi không có hiện tượng rụng trứng hay phóng thích trứng, lớp niêm mạc cũng không thể bong ra như bình thường và do đó không xuất hiện máu kinh.
Tìm hiểu về hiện tượng trứng lép là gì và các vấn đề có liên quan sẽ tiếp tục cập nhật trong thời gian tới. Thông tin trong bài có tính chất tham khảo và không thay thế được ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Xem thêm: Toplist các loại thuốc bổ trứng tốt nhất, phổ biến nhất hiện nay