Rối loạn phóng noãn là gì mà khiến cho có đến 1/4 cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc mang thai? Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng ngừa, chữa trị rối loạn phóng noãn như thế nào? 1 phút để cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Stafam.
Xem thêm: 10+ biểu hiện của chất lượng trứng kém
Rối loạn phóng noãn là gì?
Rối loạn phóng noãn hay rối loạn rụng trứng là tình trạng vắng mặt thường xuyên hoặc hoàn toàn sự rụng trứng ở buồng trứng. Biểu hiện là có sự không đều của chu kỳ kinh hoặc mất kinh. Rối loạn phóng noãn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nữ.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này được cho là có liên quan đến rối loạn chức năng trong hệ thống nội tiết, hệ thống điều chỉnh hormone sinh sản.
Cần phân biệt giữa không rụng trứng là hiện tượng sinh lý và bệnh lý. Theo đó, trong một số trường hợp, có những quá trình sinh lý tự nhiên xảy ra và cơ thể không có hiện tượng rụng trứng. Ví dụ như khi mang thai và cho con bú sẽ không có rụng trứng hàng tháng.
Hoặc thời kỳ những thay đổi liên quan đến tuổi tác, ví dụ ở phụ nữ trên 35 tuổi, khoảng mỗi chu kỳ thứ ba là không rụng trứng. Sau đó, việc sự rụng trứng ngày càng ít đi và dừng hẳn ở thời kỳ mãn kinh.
Các yếu tố sinh lý khác khiến việc rụng trứng không xảy ra bao gồm trọng lượng cơ thể giảm trầm trọng hoặc do việc sử dụng một số loại thuốc nội tiết tố (thuốc tránh thai).
Rối loạn rụng trứng bênh lý là hậu quả trực tiếp của nhiều bệnh khác nhau. Bao gồm các bệnh về buồng trứng (quá trình viêm, khối u lành tính và ác tính), bệnh về tuyến yên và vùng dưới đồi, bệnh lý của hệ thống nội tiết, bệnh tuyến thượng thận,…
Rối loạn phóng noãn có thai được không?
Rụng trứng hay phóng noãn là quá trình xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt khi buồng trứng giải phóng trứng ra khỏi buồng trứng. Nếu vì lý do nào đó mà không có sự rụng trứng thì quá trình thụ tinh không thể thực hiện được do không có trứng kết hợp với tinh trùng và do đó người phụ nữ không thể mang thai.
Để mang thai, điều kiện nhất thiết phải có là trứng phải được thụ tinh bởi tinh trùng. Nếu rối loạn phóng noãn chỉ là ít rụng trứng thì vẫn có thể mang thai nếu trứng rụng và gặp được tinh trùng.
Trong trường hợp rối loạn không rụng trứng hoàn toàn, trứng không trưởng thành và không rời khỏi nang trứng nên quá trình thụ tinh là không thể. Và do đó không có thai được.
Để có kết quả tích cực, cần xác định và loại bỏ nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu rụng trứng. Nếu vì lý do nào đó điều này không thể đạt được bằng thuốc thì nên sử dụng IVF.
Theo nghiên cứu có tới 1/4 các ca vô sinh hiếm muộn có liên quan tới rối loạn phóng noãn. Rối loạn phóng noãn là một trong các vấn đề về buồng trứng dẫn đến khó hoặc không mang thai như rối loạn tạo nang hay trứng lép, đa nang buồng trứng, suy buồng trứng,…
Triệu chứng của rối loạn phóng noãn
Tùy thuộc nguyên nhân gây rối loạn phóng noãn cũng như các hormone ảnh hưởng đến sự rụng trứng, các triệu chứng biểu hiện ra sẽ không giống nhau.
Ngoài vô sinh như là triệu chứng duy nhất vì quá trình rụng trứng không xảy ra thì không thể thụ thai, rối loạn rụng trứng còn có các biểu hiện gắn với sự thay đổi của chu kỳ kinh và các vấn đề khác như:
- Chu kỳ kinh nguyệt bình thường (về cả thời gian, số lượng)
- Thiếu kinh nguyệt (vô kinh);
- Kinh nguyệt không thường xuyên (thiểu kinh)
- Thời gian chu kỳ kinh nguyệt không đều
- Thay đổi tính chất của kinh nguyệt (số lượng máu kinh, thời gian)
- Chảy máu tử cung
- Thay đổi tâm trạng, bao gồm lo lắng, trầm cảm và hồi hộp
- Thay đổi cân nặng, tăng cân (thường gặp gắn với bệnh suy giáp), giảm cân (thường gặp gắn với bệnh cường giáp)
Nguyên nhân gây rối loạn phóng noãn
Có nhiều nguyên nhân có thể gây rối loạn chức năng rụng trứng nhưng trong hầu hết các trường hợp nó đến từ sự bất thường của hệ thống nội tiết từ đó ảnh hưởng đến chức năng của hệ sinh sản nữ và hoạt động của buồng trứng. Một số trường hợp khác đến từ các bệnh khác.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Trong các vấn đề về rụng trứng gây vô sinh, buống trứng đa nang là vấn đề phổ biến nhất. PCOS xảy ra khi cơ thể sản xuất ra lượng hormone giới tính nam (androgen) quá cao so với cần thiết. Điều này có thể khiến sự rụng trứng không thường xuyên hoặc không rụng trứng.
Rối loạn chức năng vùng dưới đồi
Tuyến yên sản xuất ra 2 loại hormone, hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone tạo hoàng thể (LH), kích thích quá trình rụng trứng mỗi tháng.
Tuy nhiên khi các chức năng của vùng dưới đồi bị rối loạn có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất 2 hormone nói trên từ đó gây ra rối loạn chu kỳ rụng trứng thông thường.
Rối loạn chức năng tuyến giáp
Rối loạn chức năng tuyến giáp cản trở chức năng bình thường của buồng trứng, từ đó dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều, gây khó khăn cho việc rụng trứng.
Nó còn có thể gây ra những hậu quả bất lợi cho thai kỳ nếu không được điều trị trong thời kỳ mang thai.
Suy buồng trứng sớm
Suy buồng trứng sớm là tình trạng các chức năng của buồng trứng ngừng hoạt động sớm
Suy buồng trứng nguyên phát, còn gọi là suy buồng trứng sớm, xảy ra khi buồng trứng ngừng hoạt động trước tuổi 40. Lúc này buồng trứng không sản xuất đủ estrogen. Từ đó có thể dẫn đến ngừng rụng trứng hoặc ít rụng trứng.
Tăng prolactin máu
Prolactin có vai trò quan trọng trong sản xuất sữa mẹ cũng như một số vai trò khác. Tuy nhiên khi prolactin trăng lên nó cũng ức chế sự giải phóng hormone kích thích nang trứng, FSH và hormone giải phóng gonadotropin (GnRH). Mà cả 2 hormone này lại đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt sự rụng trứng.
Do vậy sự tăng prolactin trong máu có thể hạn chế sự rụng trứng, làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, từ đó gây khó khăn cho việc thụ thai.
Các tình trạng khác
Có thể là nguyên nhân như tiểu đường, trầm cảm, béo phì, giảm cân quá mức, sử dụng thuốc (thuốc chống trầm cảm, thuốc có chứa estrogen hoặc progestin).
Chẩn đoán rối loạn phóng loạn như thế nào?
Nếu muốn có thai và để xác định có phải bị rối loạn rụng trứng hay không, bác sĩ chuyên khoa sinh sản sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán. Thường thì khó để xác định độc lập lý do gây rối loạn rụng trứng. Tuy nhiên, vấn đề có thể tự biểu hiện bằng một số triệu chứng nhất định, bao gồm:
Thăm hỏi lịch sử kinh nguyệt. Khai thác yếu tố này có thể thấy rõ sự rụng trứng
Có thể theo dõi nhiệt độ cơ thể. Đo vào buổi sáng hàng ngày để phỏng đoán liệu có xảy ra rụng trứng không và khi nào. Tuy vậy nó không chính xác lắm.
Sử dụng bộ dụng cụ thử trứng tại nhà. Để kiểm tra sự gia tăng hormone luteinizing (LH) trong nước tiểu từ 24-36 giờ trước rụng trứng. Cách này cần xét nghiệm hàng ngày và liên tục vài ngày vào giữa chu kỳ kinh khoảng ngày 9 trở đi.
Siêu âm vùng chậu để theo dõi sự phát triển kích cỡ nang noãn
Đo nồng độ progesterone huyết thanh hoặc progesterone trong nước tiểu.
Những lựa chọn điều trị
Việc xác định rối loạn rụng trứng chỉ là bước đầu tiên. Các phương pháp điều trị tập trung vào việc cải thiện chất lượng và tần suất rụng trứng. Bao gồm:
Thuốc hỗ trợ sinh sản
Thuốc dạng uống và tiêm đều có thể kích thích buồng trứng sản xuất và giải phóng trứng. Nếu đáp ứng thuốc tốt thì chỉ cần uống, ngược lại sẽ cần tiêm và cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ hơn.
Liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp
Đối với bệnh nhân bị suy giáp hoặc cường giáp, thyroxine được sử dụng giúp đưa mức tuyến giáp trở lại mức khỏe mạnh. Thường được dùng bằng đường uống và được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ.
Thay đổi lối sống
Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân được khuyến khích thay đổi lối sống phù hợp và khoa học như thay đổi cân nặng ở mức tối ưu, tập thể dục thường xuyên, giảm căng thẳng, dinh dưỡng hợp lý,…
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
Ngoài việc không rụng trứng, nếu còn có các yếu tố liên quan khác gây vô sinh, bác sĩ có thể đề nghị thụ tinh ống nghiệm. Công nghệ hỗ trợ sinh sản bao gồm việc lấy trứng và kết hợp chúng với mẫu tinh trùng bên ngoài cơ thể. Phôi thu được sau đó sẽ được cấy vào tử cung của người phụ nữ.
Phòng ngừa rối loạn rụng trứng
Dù không thể ngăn ngừa mọi nguyên nhân gây rối loạn rụng trứng nhưng có thể giảm khả năng xảy ra bằng việc tuân theo một số quy tắc khoa học trong lối sống, sinh hoạt, dinh dưỡng,…
Ghi nhật ký kinh nguyệt: Để tiện theo dõi chu kỳ kinh và những thay đổi bất thường, kịp thời liên hệ với bác sĩ phụ khoa và tiến hành kiểm tra.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm kịp thời phát hiện các bệnh lý phụ khoa, nội tiết,… có liên quan đến quá trình rụng trứng.
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Điều này giúp đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, tránh rối loạn nội tiết do cơ thể thiếu chất.
Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, tập thể dục thể thao một cách khoa học, giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý.
Nếu chọn thuốc nội tiết tố làm phương pháp tránh thai, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và trong mọi trường hợp không nên dùng chúng một cách không kiểm soát.
Trên đây là tìm hiểu về rối loạn phóng noãn là gì, nguyên nhân, biểu hiện, chẩn đoán và điều trị. Các thông tin chỉ trong bài chỉ có tính tham khảo và không thay thế được sự thăm khám cũng như ý kiến của bác sĩ.
Stafam sẽ tiếp tục chủ đề về trứng và các biện pháp cải thiện chất lượng trứng để bạn đọc tham khảo.
Xem thêm: Top 10+ Các loại thuốc bổ trứng tốt nhất, phổ biến nhất hiện nay