Tìm hiểu niêm mạc tử cung mỏng là gì là điều quan trọng không chỉ đối với người đang muốn có sinh con mà cả với người muốn có sức khỏe sinh sản tốt. Dưới đây là một số vấn đề chung liên quan đến niêm mạc mỏng để bạn tham khảo.
Xem thêm: Tìm hiểu về hội chứng buồng trứng đa nang – nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn
Niêm mạc tử cung mỏng là gì?
Niêm mạc tử cung mỏng là thuật ngữ dùng để chỉ lớp mô nằm ở phần trong cùng của tử cung mỏng hơn bình thường, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe sinh sản, đặc biệt là sự thụ thai.
Về tên gọi, niêm mạc mỏng còn được gọi là niêm mạc tử cung mỏng, nội mạc tử cung mỏng hoặc ngắn gọn hơn là niêm mạc mỏng. Trong tiếng Anh, niêm mạc mỏng được gọi là ‘thin endometrium’.
Về mặt kích thước, niêm mạc mỏng thường được chỉ ra khi độ dày của nó dưới 7- 8 mm. Lưu ý rằng đây là chỉ số đối chiếu so với độ dày bình thường ở niêm mạc vào vào giữa chu kỳ kinh. Tức là thời điểm này thuộc vào khoảng ngày 19 – 24 của chu kỳ kinh nguyệt bình thường (28 ngày).
Vào mỗi thời điểm của kỳ kinh, niêm mạc sẽ có độ dày khác nhau phụ thuộc vào hormone.
Cụ thể là:
- 7-8mm ở giai đoạn bình thường
- 3-4mm ở giai đoạn sau hành kinh
- 8-12mm ở giai đoạn giữa chu kỳ kinh
Niêm mạc mỏng không chỉ gây khó thụ thai mà ngay cả trong trường hợp đã có thai, độ dày mỏng của lớp niêm mạc cũng ảnh hưởng tới cũng như sự phát triển của thai sau này.
Đối với trường hợp thụ thai IVF, nội mạc mỏng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến thất bại làm tổ của phôi thai.
Niêm mạc mỏng cùng với các vấn đề khác liên quan đến niêm mạc có thể trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến hiện tượng hiếm muộn ở nữ giới.
Có thể kể ra như polyp nội mạc tử cung, tăng sinh nội mạc tử cung, teo nội mạc tử cung, dính lòng tử cung, viêm nội mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung, hoặc niêm mạc tử cung dày,…
Nguyên nhân niêm mạc tử cung mỏng
Việc tìm hiểu nguyên nhân nội mạc tử cung mỏng là gì là vấn đề rất quan trọng trong cải thiện độ dày niêm mạc. Các nguyên nhân thường được nhắc đến như: rối loạn nội tiết tố, tuổi tác, lưu lượng máu kém, bệnh tự miễn, nhiễm trùng, do điều trị,…
Mất cân bằng nội tiết tố
Nội tiết mất cân bằng được cho là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến niêm mạc mỏng.
Nồng độ estrogen thấp, việc tái tạo niêm mạc không thể tiến hành được như bình thường, dẫn đến niêm mạc mỏng.
Thiếu estrogen lại bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau (tuổi tác, stress, chế độ ăn uống không lành mạnh, do một số loại thuốc).
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Người mắc PCOS có hàm lượng nội tiết tố nam androgen cao. Hệ quả là gây cản trở sự rụng trứng và ngăn cản sự phát triển của nội mạc tử cung khỏe mạnh. Đây được cho là nguyên nhân phổ biến nhất gây mỏng niêm mạc.
Tuổi tác tăng lên
Với phụ nữ, càng nhiều tuổi thì lượng estrogen do buồng trứng sản xuất sẽ giảm đi một cách tự nhiên. Điều này có nghĩa là việc tái tạo niêm mạc kém.
Cùng với đó tuổi tác khiến cho chất lượng trứng kém đi và cũng là nguyên nhân khiến nội mạc tử cung mỏng.
Lưu lượng máu kém
Thông qua siêu âm để đo lưu lượng máu đến tử cung. Lưu thông máu kém, các mạch máu bên trong nội mạc tử cung kém linh hoạt hơn và khó tự lành hơn, nội mạc tử cung sẽ mỏng hơn bình thường.
Lưu lượng máu kém có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm hút thuốc, béo phì, huyết áp cao, tiểu đường và thuốc tránh thai. Chứng tăng đông máu hoặc rối loạn đông máu, có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu.
Dinh dưỡng kém
Cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng thì nó có thể phân hủy các mô cơ để lấy năng lượng, bao gồm các cơ trong tử cung. Điều này có thể dẫn đến teo và giảm các cơn co thắt tử cung. Tất cả điều này có thể dẫn đến nội mạc tử cung mỏng hơn.
Bên cạnh đó, lớp niêm mạc được tạo ra từ máu, nếu cơ thể thiếu dưỡng chất, thiếu máu thì niêm mạc sẽ kém phát triển.
Vấn đề dinh dưỡng một số chất như vitamin D, sắt và/hoặc B12 cũng được coi là cần thiết cho niêm mạc. Nếu chế độ ăn quá ít chất sắt, quá ít protein cũng bất lợi cho niêm mạc.
Tiền sử nạo phá thai
Nạo phá thai thường xuyên được cho là nguyên nhân quan trọng nhất trong số các biện pháp can thiệp phẫu thuật gây ra gây mỏng niêm mạc.
Lý do vì nạo phá thai làm tổn thương trực tiếp lớp đáy niêm mạc tử cung. Lớp niêm mạc bị bào mòn và mỏng đi trong khi lớp niêm mạc mới không thể phát triển nữa.
Bệnh tự miễn
Các bệnh tự miễn dịch như bệnh lupus, viêm khớp dạng thấp, bệnh celiac và bệnh Crohn có thể gây ra nội mạc tử cung mỏng.
Viêm nhiễm, các bệnh lý về tử cung
Các quá trình viêm mãn tính ở niêm mạc tử cung có thể dẫn đến sự mỏng đi của nó.
Việc điều trị một số bệnh lý hoặc phẫu thuật có để lại sẹo ở tử cung có thể là nguyên nhân gây niêm mạc mỏng.
Lạm dụng thuốc tránh thai
Sử dụng lâu dài thuốc tránh thai hoặc hormone sinh dục khác mà không có khuyến nghị của bác sĩ và theo dõi đúng cách được cho là sẽ dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và dẫn đến làm mỏng nội mạc tử cung.
Bẩm sinh hoặc di truyền
Một số ý kiến cho rằng nội mạc mỏng có thể do tự nhiên. Trong khi vai trò của di truyền đối với niêm mạc mỏng chưa được nghiên cứu đầy đủ nhưng một số tác giả cho rằng nó cũng có vai trò nhất định.
Dấu hiệu của niêm mạc mỏng
Tìm hiểu các triệu chứng của nội mạc tử cung mỏng là gì cũng giống như biểu hiện của hiện tượng trứng lép có quan hệ mật thiết với chu kỳ kinh nguyệt cũng như khả năng mang thai.
Với chu kỳ kinh
Nhiều bạn thường băn khoăn ‘niêm mạc tử cung mỏng có kinh nguyệt không’? Thực ra niêm mạc mỏng vẫn có thể có kinh và thậm chí là có thai. Chỉ là kinh nguyệt có các biểu hiện bất thương:
- Chu kỳ kinh ngắn hơn hoặc không đều so với bình thường
- Chu kỳ không đều
- Đau khi hành kinh
- Chảy máu ít trong thời kỳ kinh nguyệt; cục máu đông trong thời kỳ kinh nguyệt; băng huyết;
Với vấn đề mang thai
- Khả năng sinh sản giảm hoặc mất hẳn
- Sẩy thai thường xuyên
Các biểu hiệu gián tiếp của niêm mạc mỏng
Thiếu hụt estrogen do mất cân bằng nội tiết tố được cho là nguyên nhân trực tiếp gây niêm mạc mỏng thì các dấu hiệu về tâm – sinh lý sau đây có thể gián tiếp. Chúng bao gồm: Trạng thái trầm cảm, cáu kỉnh, mất ngủ, huyết áp dao động liên tục, giảm ham muốn tình dục, mãn kinh sớm.
Một cách gián tiếp hơn nữa, nội mạc tử cung mỏng ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến trạng thái tâm lý và sinh lý của người phụ nữ mà còn cả ngoại hình. Nhất là các vấn đề về da (độ đàn hồi, độ săn chắc của da giảm, da khô và thô ráp, màu sắc da xấu); các vấn đề về tóc(tóc khô và dễ gãy quá mức).
Làm sao để biết niêm mạc tử cung mỏng?
Niêm mạc mỏng thường gắn với một số biểu hiện như vấn đề về kinh nguyệt, đau bụng, hiếm muộn,… nhưng đó cũng không phải là nhất định.
Thông thường việc đo niêm mạc thường tiến hành sau khi hết kinh và siêu âm đầu dò để đánh giá nội mạc tử cung vào những ngày của giai đoạn rụng trứng.
Hai phương pháp thường thấy là thông qua siêu âm hoặc kỹ thuật MRI.
- Siêu âm: Sử dụng máy siêu âm có đầu dò đường âm đạo để đo độ dày của lớp niêm mạc tử cung. Kỹ thuật này an toàn và rất cần thiết trong chẩn đoán các bệnh liên quan đến sản phụ khoa.
- Chụp MRI: Kỹ thuật cao cấp trong chẩn đoán hình ảnh, được chỉ định với trường hợp không thể tiến hành siêu âm qua ngã âm đạo.
Thông qua đó sẽ cho ra kết quả độ dày niêm mạc và đối chiếu với các thông số độ dày bình thường ở niêm mạc vào các thời điểm của kỳ kinh.
Ảnh hưởng của niêm mạc mỏng tới sức khỏe sinh sản?
Niêm mạc quá mỏng là tình trạng không tốt cho sức khỏe sinh sản vì hai lý do cơ bản:
Thứ nhất, nó là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Thứ hai, nó ảnh hưởng không chỉ ở giai đoạn đầu mà cả quá trình phát triển sau này của thai kỳ.
Đặc biệt là người đang muốn có thai, niêm mạc mỏng không thể hoàn thành được các nhiệm vụ của niêm mạc như thông thường. Điều này cũng ảnh hưởng cả ở người mang thai tự nhiên hay thụ tinh trong ống nghiệm. Ảnh hưởng cụ thể của niêm mạc mỏng có thể là:
- Khó cho việc làm tổ của phôi thai: Lớp niêm mạc mỏng nên phôi thai gặp khó khăn trong việc bám vào lòng tử cung để làm tổ.
- Có thể dẫn đến sảy thai sớm: Một số trường hợp niêm mạc mỏng mà phôi thai vẫn có thể làm tổ và hình thành thai nhi nhưng nó lại không đủ chắc chắn để giữ thai. Do đó dễ dẫn đến hiện tượng sảy thai.
- Gây khó khăn cho việc duy trì thai kỳ: Niêm mạc còn có nhiệm vụ cung cấp dưỡng chất để nuôi bào thai phát triển. Nhưng nếu lớp niêm mạc mỏng, nhiệm vụ này sẽ khó hoàn thành tốt, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
- Có thể gây ra tình trạng thiếu nhau thai dẫn đến thai chậm phát triển trong tử cung (IUGR).
Phương pháp cải thiện, điều trị niêm mạc tử cung mỏng
Lớp niêm mạc tử cung mỏng không phải là tình trạng vĩnh viễn. Trên thực tế, có nhiều cách tự nhiên để làm dày niêm mạc tử cung. Thông qua thăm khám, chẩn đoán bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị niêm mạc tử cung mỏng tùy vào nguyên nhân.
Với một số người, tình trạng có thể cải thiện thông qua việc điều chỉnh lối sống, sinh hoạt, dinh dưỡng, tâm lý,… Một số khác có thể thông qua điều trị chuyên môn hoặc đồng thời. Cụ thể:
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Thông qua thực đơn hàng ngày, đồ uống có tác dụng cải thiện sức khỏe và cân bằng nội tiết. Chú ý thực phẩm có chứa các chất như giúp cân bằng hocmone như inositol, phytoestrogen, các chất L-arginine, vitamin E, acid folic,…
Cụ thể hơn vui lòng xem bài viết niêm mạc mỏng nên ăn gì.
Vận động khoa học
Nếu do lưu thông máu kém thì nên điều chỉnh lối sống như tập luyện Yoga và tập thể dục để tăng cường mạch máu.
Cân bằng tâm lý
Nếu so stress thì nên điều chỉnh thái độ sống, giữ tâm trạng thoải mái.
Điều trị chuyên sâu
Một số vấn đề chuyên sâu hơn cần can thiệp y khoa như việc loại trừ các mô sẹo gây ra bởi viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung hoặc sẹo do phẫu thuật trước đó.
Điều trị bằng estrogen thông qua sử dụng miếng dán hoặc gel có chứa estrogen hoặc bổ sung estrogen bằng đường uống.
Trên đây là một số thông tin về tìm hiểu niêm mạc tử cung mỏng là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách cải thiện niêm mạc mỏng,… Stafam sẽ tiếp tục chủ đề về niêm mạc mỏng trong các bài viết tiếp theo. Mời bạn đón đọc!