Buồng trứng đa nang là gì mà trở thành nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh hiếm muộn ở nữ giới? Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị ra sao? Hội chứng buồng trứng đa nang có thể mang thai không? Có liên hệ gì giữa đa nang trứng và trứng lép, niêm mạc tử cung mỏng? Cùng Stafam tìm hiểu qua bài viết sau đây.
XEM THÊM: Niêm mạc mỏng là gì? Vì sao mỏng niêm mạc gây vô sinh hiếm muộn?
Buồng trứng đa nang là gì?
Buồng trứng đa nang là buồng trứng xuất hiện nhiều nang trứng nhỏ, không trưởng thành và không rụng vào ống dẫn trứng. Kết quả là, các nang trứng chưa vỡ sẽ tích tụ trong buồng trứng, tạo thành nhiều nang (đa nang).
Đa nang ở buồng trứng là một bệnh nội tiết, dựa trên sự mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp hormone sinh dục nam và nữ, dẫn đến rối loạn rụng trứng.
Để chẩn đoán, hình thái của buồng trứng sẽ được xem xét thông qua siêu âm. Buồng trứng to ra (trên 10mm), với khoảng hơn 20 nang trứng, mỗi nang kích cỡ từ 2-9mm. Các nang này có thể gọi là trứng lép.
Phụ nữ mắc bệnh đa nang có thể bị vô sinh do không có sự rụng trứng – tức là không có trứng nào mà tinh trùng có thể thụ tinh
Về mặt tên gọi, đa nang buồng trứng còn gọi là Hội chứng đa nang buồng trứng. Trong tiếng Anh, nó được gọi là Polycystic Ovary Syndrome (viết tắt là PCOS).
Tên của bệnh xuất phát từ mô tả, được thực hiện vào những năm 1930, dựa vào việc quan sát những gì được cho là u nang trong buồng trứng của người bệnh. Trên thực tế, chúng là rất nhiều nang trứng có sự phát triển chưa hoàn chỉnh.
Cần lưu ý rằng đa nang là cách gọi buồng trứng chứa nhiều nang nhưng để kết luận nó là bệnh lý hay hội chứng PCOS thì phải kết hợp nhiều yếu tố trong chẩn đoán bao gồm cả siêu âm, xét nghiệm hormone,…
Khi đa nang diễn ra ở cả 2 buồng trứng, nó được gọi là đa nang buồng trứng 2 bên để phân biệt với đa nang buồng trứng trái/hoặc phải.
Đa nang buồng trứng là một trong các bệnh về buồng trứng và tử cung thường gặp như viêm buồng trứng, suy buồng trứng sớm, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, niêm mạc tử cung dày, niêm mạc tử cung mỏng,… Đây vốn là các bệnh có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.
Các loại đa nang buồng trứng phổ biến
Một số nguồn thường phân loại đa nang buồng trứng làm 4 loại phổ biến:
- PCOS do kháng insulin: phổ biến nhất, xảy ra do nồng độ insulin cao trong cơ thể.
- PCOS do viêm: Kết quả của tình trạng viêm và sẽ ngăn cản sự rụng trứng hơn, gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố, làm tăng nội tiết tố androgen trong cơ thể.
- PCOS sau uống thuốc tránh thai: Do thuốc tránh thai ngăn cản sự rụng trứng
- PCOS tuyến thượng thận: Là cách cơ thể phản ứng với căng thẳng, nó sẽ làm tăng mức độ sản xuất DHEAS (một loại androgen sẽ hình thành ở tuyến thượng thận).
Kiểm tra, chẩn đoán buồng chứng đa nang
- Kinh nguyệt không đều (chậm kinh hơn 10 ngày, ít nhất 3 chu kỳ mỗi năm) do không rụng trứng
- Có dấu hiệu tăng nồng độ hormone giới tính nam và/hoặc nồng độ androgen cao qua xét nghiệm máu mà không có nguyên nhân/bệnh lý khác
- Siêu âm có dấu hiệu buồng trứng đa nang
- Hormon kích thích nang trứng (FSH, FSH)
- Hormon tạo hoàng thể (LH)
- Hormon kích thích tuyến giáp (TSH, TSH) để loại trừ các bệnh về tuyến giáp
- 17-hydroxyprogesterone (17-OH) để loại trừ hội chứng tuyến thượng thận
- Prolactin (PRL, PRL)
- Tổng testosterone (TESTO)
- Dehydroepiandrosterone sunfat (DHEA-s, DHEA-SO4)
Dù có các dấu hiệu của PCOS thì cũng cần đảm bảo rằng không có nguyên nhân nào khác làm tăng androgen hoặc làm cho kinh nguyệt không đều. Vì 2 vấn đề này có thể gặp ở người mắc hội chứng tuyến thượng thận, khối u tiết androgen, tăng prolactin máu hoặc người bị bệnh tuyến giáp).
Nguyên nhân gây ra PCOS
Nguyên nhân chính xác hay bản chất của hội chứng PCOS vẫn còn chưa xác định và tiếp tục được nghiên cứu. Tuy nhiên nó thường được cho là có gắn với tình trạng rối loạn nội tiết tố, kháng insulin và có thể cả yếu tố di truyền.
Trên thực tế, nguyên nhân gây ra hội chứng buồng trứng đa nang nằm ở sự gián đoạn quá trình rụng trứng bình thường, kèm theo một số yếu tố:
Yếu tố di truyền với PCOS
Nguyên nhân di truyền của PCOS vẫn đang được nghiên cứu. Và mặc dù chưa xác định được các gen cụ thể liên quan đến PCOS nhưng nhiều ý kiến cho rằng có nó sự liên quan của yếu tố di truyền.
Điều này có nghĩa là nếu mẹ ruột, chị gái ruột mắc PCOS thì nguy cơ em gái, con gái của họ cũng có nhiều khả năng mắc hơn.
Rối loạn nội tiết tố và PCOS
Trong hầu hết các trường hợp, PCOS có nhiều nguyên nhân nhưng phát triển từ một phức hợp các rối loạn có tính chất nội tiết.
Mất cân bằng hormone còn gọi là rối loại nội tiết, là nguyên nhân chung gây ra nhiều vấn đề sức khỏe sinh sản trong đó có cả hiện tượng trứng lép, niêm mạc tử cung mỏng cho đến đa nang ở buồng trứng.
Sự mất cân bằng ở đây là mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp hormone sinh dục nam (androgen) và hormone sinh dục nữ (estrogen).
Khi tìm hiểu cụ thể hơn về rối loạn nội tiết, một số hormone được chỉ ra có liên quan tới PCOS: Androgen (như testosterone và androstenedione), hormone tạo hoàng thể (LH), hormone kích thích nang trứng (FSH), Estrogen, Progesterone, Insulin.
Nói chung, chúng làm mất cân bằng nội tiết của cơ thể nữ giới, từ đó dẫn đến gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt và sự rụng trứng, thậm chí ảnh hưởng tới cả quá trình thụ thai.
Kháng insulin và PCOS
Trong danh sách các hormone kể trên, insulin lại được xem là có liên quan chặt chẽ với PCOS. Biểu hiện cụ thể là tình trạng kháng insulin (cơ thể chống lại tác dụng của insulin).
Khi tình trạng kháng insulin xảy ra tức là các mô của cơ thể có khả năng chống lại tác dụng của insulin (kiểm soát đường trong máu để giúp glucose từ máu vào tế bào để phân hủy và tạo ra năng lượng).
Điều này dẫn đến tình trạng là tuyến tụy lại càng tiết ra nhiều insulin hơn. Lúc này, nồng độ insulin trở nên cao hơn bình thường và dẫn đến việc buồng trứng tăng tiết androgen làm cho cơ thể dư thừa hormone sinh dục nam (testosterone)
Testosterone là cản trở sự phát triển của nang noãn (túi trong buồng trứng nơi chứa trứng phát triển) và ngăn cản sự phóng noãn hay sự rụng trứng bình thường.
Khi trứng không rụng được thì các nang trứng tồn tại trong buồng trứng nhiều hơn gây ra đa nang.
Dấu hiệu của đa nang buồng chứng thường gặp
Hội chứng buồng trứng đa nang được nhận biêt qua các dấu hiệu thường được cho là điển hình: kinh nguyệt không đều; rậm lông, rụng tóc và mụn trứng cá nhiều, thừa cân, khó mang thai.
- Chu kỳ kinh không đều, thiểu kinh hoặc vô kinh do rối loạn rụng trứng hoặc không rụng trứng
- Tăng tiết androgen hay nồng độ hormone nam testosterone cao thể hiện qua các dấu hiệu như rậm lông tóc hoặc rụng tóc kiểu hói đầu, nhiều mụn trứng cá…
- Tăng cân bất thường, béo phì
- Tâm trạng hay thay đổi thất thường, cơ thể mệt mỏi
- Khó mang thai, vô sinh
Xem thêm các dấu hiệu buồng trứng đa nang thường gặp để biết thêm về biểu hiện lâm sàng của bệnh.
Các ảnh hưởng của PCOS
Tìm hiểu tất cả ảnh hưởng của buồng trứng đa nang là gì rất điều cần thiết để có các biện pháp phòng ngừa hoặc chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Tăng nguy cơ bệnh tật
Đa nang ở buồng trứng cũng tăng nguy cơ mắc một số vấn đề khác như bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim mạch, tăng sản nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ, trầm cảm và lo âu,…
Ví dụ như khi phụ nữ mắc PCOS có thể chỉ có vài chu kỳ kinh nguyệt/năm (<3 chu kỳ một năm) thì có nguy cơ mắc tăng sản nội mạc tử cung. Hệ quả qua nhiều năm, khi mà tăng sản nội mạc tử cung không được điều trị rất có thể phát triển thành ung thư.
Ảnh hưởng tới vẻ nữ tính
Ở góc độ khác, rối loạn hormone ở PCOS dẫn đến những thay đổi ở cơ thể phụ nữ, ảnh hưởng tới vẻ đẹp nữ tính.
Thể hiện ra bên ngoài là các dấu hiệu nam tính hóa như mọc ria mép, chân tay rậm lông như nam giới, mụn trứng cá nhiều, rụng tóc ở đỉnh đầu,…
Ảnh hưởng tới khả năng mang thai
PCOS là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây vô sinh hiếm muộn ở nữ giới. Theo thống kê, có tới khoảng 55% – 91% phụ nữ vô sinh do thiếu rụng trứng được chẩn đoán mắc PCOS.
Hiếm hoặc không có rụng trứng (rối loạn rụng trứng hoặc không rụng trứng) dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt không đều, kéo dài hơn 35 – 40 ngày. Thậm chí hoàn toàn không có kinh (mất kinh). Những rối loạn này gây vô sinh ở khoảng 1/2 số phụ nữ mắc PCOS
Tuy nhiên điều quan trọng là PCOS cũng lại làm tăng nguy cơ mắc một số biến chứng khi mang thai. Và do đó ảnh hưởng tới sức khỏe của thai kỳ sau đó. Bệnh đa nang có thể dẫn đến sẩy thai.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Buồng trứng đa nang có con được không sẽ rõ hơn về vấn đề này cũng như cách cải thiện và điều trị.
Cải thiện và điều trị buồng trứng đa nang
Nhiều người băn khoăn đặt câu hỏi liệu buồng trứng đa nang có tự khỏi hay không hoặc cách chữa buồng trứng đa nang sao cho hiệu quả.
Trên thực tế PCOS không thể tự khỏi được và cũng không điều trị triệt để hoàn toàn vì nó còn phụ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ. Tuy nhiên PCOS gây vô sinh nữ có thể điều trị phần nào giúp tăng cơ hội thụ thai và mang thai tự nhiên. Trong một số trường hợp, cần có sự trợ giúp thêm từ chuyên gia sinh sản và sử dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại.
Cần lưu ý rằng các phương pháp để cải thiện, chữa trị PCOS có sự khác nhau giữa người có và không có mong muốn mang thai cũng như mục tiêu cuối cùng của việc điều trị là gì.
Điều quan trọng là PCOS phát triển có liên quan tới các bệnh khác nên để giảm nguy cơ, chị em cần chăm sóc sức khỏe, thường xuyên khám phòng ngừa và điều trị nếu cần thiết.
Nhìn chung hội chứng buồng trứng đa nang có thể là khởi đầu của các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Tuy nhiên, những rủi ro này có thể được giảm bớt ngay từ khi còn trẻ bằng cách chăm sóc sức khỏe buồng trứng nói riêng và cơ thể nói chung.
Trở lên trên là một số nội dung liên quan đến buồng trứng đa nang là gì, nguyên nhân, biểu hiện và cách cải thiện. Stafam sẽ tiêp tục cập nhật nội dung về PCOS để bạn đọc tiện theo dõi. Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt!
Xem thêm: Vì sao Stafam có hiệu quả với người bị đa nang buồng trứng