Bị đa nang buồng trứng có nguy hiểm không?

Bị đa nang buồng trứng có nguy hiểm không chắc chắn là điều ai cũng quan tâm khi được chẩn đoán mắc chứng bệnh này. Cùng tìm hiểu về ảnh hưởng của đa nang buồng trứng tới sức khỏe của chị em phụ nữ thông qua bài viết sau của Stafam nhé!

Xem thêm: Viên uống Stafam – lựa chọn hiệu quả cho người bị đa nang buồng trứng

Vì sao nói đa nang buồng trứng tiềm ẩn nhiều nguy cơ?

Có một số điều cần lưu ý về đặc điểm của đa nang buồng trứng khi tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của nó. Đó là:

  • Tỉ lệ người mắc PCOS cao: Theo WHO, Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) ảnh hưởng đến khoảng 8 -13% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Có tới 70% người bị ảnh hưởng trên toàn thế giới vẫn chưa được chẩn đoán.
  • Độ tuổi mắc PCOS không có sự giới hạn: Phổ biến ở độ tuổi sinh sản nhưng PCOS cũng có thể gặp khi bắt đầu ở tuổi thiếu niên.
  • Có rất nhiều triệu chứng và các triệu chứng của POCS có thể dao động theo thời gian.
  • POCS được chia làm nhiều loại (do kháng insulin, do viêm, do uống thuốc và do bất ổn ở tuyến thượng thận) và mỗi loại lại mang đến những nguy cơ phát triển một loạt tình trạng sức khỏe.
  • Cuối cùng, hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để có thể chữa khỏi hoàn toàn. Mục đích trong điều trị là hướng tới giảm ảnh hưởng của các triệu chứng bệnh.

Các vấn đề người mắc PCOS có thể gặp phải

Người bị đa nang ở buồng trứng có nhiều khả năng phát triển một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhất định bao gồm các bênh lý cũng như ảnh hưởng tới vẻ ngoài của người bệnh.

  • Bệnh tiểu đường loại 2
  • Huyết áp cao
  • Các vấn đề về tim và mạch máu
  • Tăng sản nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung
  • Vấn đề về khả năng mang thai (khả năng sinh sản).
  • Rối loạn giấc ngủ, ngưng thở khi ngủ, trầm cảm và lo âu,…
  • ‘Nam tính hóa’ vẻ ngoài (xuất hiện các đặc điểm của nam giới)

POCS và nguy cơ mắc tiểu đường?

35% đến 80% số người mắc PCOS bị kháng insulin ở một mức độ nào đó. Kháng isunlin nghĩa là các tế bào của cơ thể không phản ứng đúng cách với insulin. Insulin có thể tích tụ trong cơ thể, gây khó khăn cho việc duy trì mức đường huyết bình thường. Thêm vào đó, cơ thể họ cũng có nồng độ androgen cao hơn bình thường và nó cũng dẫn tới nguy cơ tiểu đường.

Phụ nữ mắc PCOS có nguy cơ mắc bệnh tiền tiểu đường (giai đoạn trước bệnh tiểu đường loại 2) và bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn so với người không mắc PCOS. Bên cạnh đó, PCOS cũng làm cơ người bệnh có thể phát triển bệnh tiểu đường loại 2 sớm hơn, chẳng hạn như ở độ tuổi 30 và 40.

Phụ nữ mắc PCOS có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn nếu họ có các yếu tố nguy cơ sau:

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường
  • Huyết áp cao hơn
  • Béo phì

Tình trạng này có thể được cải thiện bằng chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cường hoạt động thể chất.

Đâng nói người bị PCOS có thể bị tiểu đường cùng với béo phì, hội chứng đáp ứng viêm hệ thống, hội chứng chuyển hóa, kháng insulin. Họ có thể bị từng chứng bệnh hoặc kết hợp các tình trạng này.

POCS và cao huyết áp có liên hệ gì?

Phụ nữ mắc PCOS có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn 40% và có những nghiên cứu cho thấy điều này không phụ thuộc vào tuổi tác, BMI, bệnh tiểu đường hoặc rối loạn lipid máu.

Có nghĩa là bên cạnh việc cao huyết áp có thể là hệ quả của béo phì, tiểu đường hay mỡ máu, bản thân nó cũng có thể phát triển mà không liên quan gì đến các vấn đề vừa nêu.

Trong khi đó ai cũng biết rằng bệnh tăng huyết áp được mệnh danh là ‘kẻ giết người thầm lặng’ bởi nó hầu như không có dấu hiệu cảnh báo nào.

Nếu không được kiểm soát, huyết áp cao có thể biến chứng bao gồm các vấn đề về thị lực, tổn thương thận, đau tim hoặc đột quỵ.

POCS làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch?

PCOS có nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai cao gấp đôi, như đau tim hoặc đột quỵ.

Có thể hiểu là vì insulin dư thừa dễ gây tăng cân nên người mắc PCOS cũng có xu hướng béo phì, tích mỡ vùng bụng (mỡ nội tạng). Điều này có thể dẫn đến nồng độ các chất béo trong máu trở nên bất lợi: triglycerides (chất béo trung tính – chất béo ‘xấu’ cao hơn và mức HDL (chất béo ‘tốt’ thấp hơn.

Như vậy từ việc kháng insulin cho đến chất béo trung tính cao có thể góp phần dẫn đến:

  • Xơ vữa động mạch
  • Dày thành động mạch – làm tăng nguy cơ đột quỵ
  • Đau ngực
  • Các bệnh lý tim mạch khác
  • Tình trạng viêm tụy cấp

Mặc dù béo phì được coi là quan trọng nhất đối với nguy cơ chuyển hóa tim mạch ở phụ nữ mắc PCOS.

Hội chứng chuyển hóa ở người mắc PCOS?

Người bị PCOS có thể đối mặt với hội chứng chuyển hóa, tức là khi các tình trạng khác nhau xảy ra cùng nhau, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch cùng lúc.
Các tình trạng đó có thể bao gồm đường huyết lúc đói cao, huyết áp cao, béo phì, cholesterol cao.

Ung thư nội mạc tử cung và PCOS?

Người bị PCOS có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung là 9% và cao gấp 3 lần so với người không mắc PCOS.

ung thư nội mạc tử cung
                                      

Khi mắc đa nang buồng trứng dẫn đến rối loạn rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt không đều, kéo dài hơn hoặc thậm chí là mất kinh. Việc không có sự rụng trứng như bình thường khiến cho nội mạc tử cung tiếp xúc kéo dài với estrogen mà không bị cản trở. Điều này lại dẫn đến tăng sản nội mạc tử cung  và có thể dẫn đến ung thư nội mạc tử cung.

PCOS gây vô sinh hiếm muộn như thế nào?

Đa nang buồng trứng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.

Theo thống kê, có tới khoảng 55% – 91% phụ nữ vô sinh do rối loạn phóng noãn (thiếu hoặc không rụng trứng) được chẩn đoán mắc PCOS. Đây có thể xem là một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất với phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản.

PCOS do rối loạn nội tiết tố khiến cho hiếm hoặc không có rụng trứng (rối loạn rụng trứng hoặc không rụng trứng) dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt không đều, kéo dài hơn 35 – 40 ngày. Thậm chí hoàn toàn không có kinh (mất kinh).

Tuy nhiên điều quan trọng là PCOS cũng lại làm tăng nguy cơ mắc một số biến chứng khi mang thai. Và do đó ảnh hưởng tới sức khỏe của thai kỳ sau đó. Bệnh đa nang có thể dẫn đến sẩy thai.

Bạn có thể tham khảm thêm những ảnh hưởng của đa nang buồng trứng với việc thụ thai và sinh con. Điều này giúp bạn giải đáp thắc mắc buồng trứng đa nang có con được không cũng như những phương pháp điều trị để có được thai kỳ như mong muốn.

Khi bị PCOS sẽ trở nên xấu xí?

Rối loạn hormone ở PCOS dẫn đến những thay đổi ở cơ thể phụ nữ, ảnh hưởng tới vẻ đẹp nữ tính. Sự ảnh hưởng này có thể gây ra bởi PCOS do tuyến thượng thận hoặc sau khi ngưng dùng thuốc tránh thai.

Bị đa nang buồng trứng có nguy hiểm không?
                    Mụn trứng cá, rậm lông ở người mắc đa nang buồng trứng

Các triệu chứng androgen cao điển hình thể hiện ra bên ngoài là các dấu hiệu nam tính hóa:

  • Mọc ria mép
  • Rậm lông như nam giới (ngực, bụng và lưng)
  • Da mụn hoặc da dầu, mụn trứng cá nhiều
  • Rụng tóc (chứng hói đầu hoặc tóc mỏng ở nam giới).
  • Xuất hiện các mảng da sẫm màu hoặc dày (sau gáy, ở nách và dưới ngực)
  • Tăng cân đặc biệt là quanh bụng

Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà cả vấn đề tâm lý của người bệnh. Người bệnh trở nên tự ti, chán nản, lo lắng,… Những trạng thái tâm lý bất lợi này vô tình lại càng khiến tình trạng POCS trở nên xấu đi.

PCOS có thể chữa khỏi không?

Một trong những vấn đề lớn nhất liên quan đến câu hỏi bị đa nang buồng trứng có nguy hiểm không là khả năng chữa khỏi của bệnh.

Như trên đã đề cập PCOS hiện chưa có phương pháp điều trị để chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên một số triệu chứng của bệnh có thể được cải thiện và kiểm soát.

Người ta gọi nó là sự tiếp cận đa ngành bao gồm các bác sĩ và các chuyên gia về phụ khoa, dinh dưỡng, nội tiết, da liễu và sinh sản. Việc điều trị cũng được thay đổi tùy theo độ tuổi của người bệnh, triệu chứng và nhất là mong muốn có con hay không.

Mục đích là để thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bị PCOS, kết hợp với chế độ giảm cân thông qua tập luyện và kiểm soát căng thẳng. Sử dụng viên uống bổ trứng cho người bị đa nang buồng trứng mong muốn có con cũng được khuyên dùng.

Trên đây là một số thông tin tìm hiểu chủ đề bị đa nang buồng trứng có nguy hiểm không hay những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người bệnh.

Các thông tin trong bài có tính chất tham khảo và không thay thế được ý kiến chuyên môn của bác sĩ.

Xem thêm: Top 10+ Các loại thuốc bổ trứng tốt nhất, phổ biến nhất hiện nay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn Mua online Nhà thuốc