Tìm hiểu buồng trứng là gì, có chứng năng gì và vì sao lại ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản? Top 7 các bệnh buồng trứng gây vô sinh hiếm muộn là gì? Cách cải thiện và chữa trị các bệnh buồng trứng như thế nào? Cùng Stafam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xem thêm: Các loại thuốc bổ trứng tốt nhất, phổ biến nhất hiện nay
Buồng trứng là gì?
Buồng trứng là một phần của hệ thống sinh sản nữ có vị trí nằm ở 2 bên tử cung, giữ chức năng sản xuất và lưu trữ trứng và tạo ra các hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và quá trình mang thai.
Hệ thống sinh sản nữ có liên quan đến hoạt động tình dục, khả năng sinh sản, mang thai và sinh con. Nó bao gồm buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung, âm đạo. Trong số đó, buồng trứng có vai trò rất quan trọng đối với sự sinh sản.
Buồng trứng trong tiếng Anh được gọi là Ovary, tiếng Trung Quốc gọi là 卵巢 (luǎn cháo – noãn sào: noãn là trứng; sào là tổ/buồng).
Về cấu tạo
Buồng trứng có ba lớp. Lớp bên ngoài, lớp giữa là vỏ buồng trứng (tạo thành từ mô liên kết và chứa các nang trứng), lớp trong cùng (tủy) chứa mạch máu và bạch huyết.
Về vị trí
Buồng trứng nằm ở nằm hai bên phải và bên trái của tử cung. Nó được được gắn vào thành xương chậu bằng dây chằng treo buồng trứng.
Động mạch và tĩnh mạch buồng trứng là nguồn cung cấp máu chính cho nó. Buồng trứng được gắn vào tử cung bằng dây chằng gọi là dây chằng buồng trứng.
Về hình dáng
Buồng trứng có hình bầu dục và khá chắc chắn nhưng có kết cấu nhẹ với màu từ xám nhạt đến trắng.
Về kích thước
Độ lớn nhỏ của buồng trứng có liên quan đến tuổi tác. Kích thước trung bình là khoảng 4 cm, có thể lớn khoảng 6 cm trước khi mãn kinh, nhỏ hơn 2 cm khi về già, sau khi mãn kinh.
Chức năng chính của buồng trứng là gì?
Buồng trứng hoạt động theo chu kỳ và thực hiện 2 chức năng chính, chức năng sinh sản (hình thành tế bào mầm trưởng thành hoặc sự phát triển của chúng) và chức năng nội tiết (tổng hợp hormone sinh dục)
Buồng trứng sản xuất và lưu trữ trứng ra sao?
Ngay cả trước khi được sinh ra, buồng trứng của ‘người phụ nữ tương lai’ có thể đã chứa từ 1 – 2 triệu nang noãn (nang trứng hay nang chứa trứng) nguyên thủy. Phần lớn trong số đó sẽ chết đi và nang trứng còn lại sẽ trải qua các giai đoạn phát triển của nang noãn.
Trong thời kỳ sinh sản (bắt đầu có kinh đến khi mãn kinh), có khoảng từ 300 – 400 lần rụng trứng, tức là phải trải qua rất nhiều chu kỳ kinh nguyệt.
Hàng tháng, vào giữa kỳ kinh (khoảng ngày thứ 14), một nang trứng sẽ phát triển và tiến đến để giải phóng trứng vào ống dẫn trứng gần nhất và di chuyển đến tử cung. Nếu trứng được thụ tinh với tinh trùng, tức là có thai. Một số trường hợp buồng trứng có thể giải phóng nhiều hơn một quả trứng và chúng được thụ tinh thì có nghĩa là dẫn đến đa thai.
Buồng trứng tiếp tục giải phóng trứng trong mỗi kỳ kinh cho đến khi mãn kinh thì ngừng rụng trứng. Các nang trứng được sử dụng trong mỗi chu kỳ nhưng số lượng của chúng không được bổ sung.
Càng đến độ tuổi 45-50, chức năng buồng trứng suy giảm, thể tích của chúng giảm đi 2 lần cùng với đó là chu kỳ không rụng trứng tăng lên. Thời kỳ này gắn liền với những thay đổi liên quan đến tuổi tác và được gọi là sự thoái hóa hoặc mãn kinh.
Buồng trứng sản xuất nội tiết tố nào?
Buồng trứng sản xuất chủ yếu là 2 nội tiết tố nữ estrogen và progesterone, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển sinh sản và kinh nguyệt.
Sản xuất hormone Estrogen
Có 3 loại estrogen (estrone, estradiol và estriol) được cơ thể sử dụng để giúp phát triển các đặc điểm của phụ nữ trưởng thành (giúp ngực và hông lớn hơn, hỗ trợ chu kỳ sinh sản).
Nồng độ estrogen cao nhất trong nửa đầu của kỳ kinh trước khi rụng trứng. Estrogen tham gia vào quá trình hình thành hệ thống sinh sản nữ.
Theo đó, lớp chức năng của niêm mạc tử cung thường xuyên bị đào thải, dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt. Bằng cách này, estrogen kiểm soát chu kỳ rụng trứng hàng tháng.
Sản xuất hormone Progesterone
Progesterone tăng lên trong nửa sau của chu kỳ kinh và được tạo ra để làm cho niêm mạc tử cung dày hơn nhằm dễ tiếp nhận trứng làm tổ. Do đó nó rất quan trọng để duy trì thai kỳ. Có 2 trường hợp xảy ra với progesterone:
Nếu trứng được thụ tinh thì hoàng thể tiết ra nội tiết tố estrogen và progesterone, đặc biệt là progesterone để ngăn hiện tượng rụng trứng tiếp theo
Ngược lại, nếu trứng không được thụ tinh, progesterone sẽ bị ngừng sản xuất vào khoảng 9 ngày sau khi rụng trứng. Sau đó, trứng sẽ được đẩy ra khỏi tử cung trong thời kỳ kinh nguyệt.
Đôi khi, căng thẳng hoặc một số yếu tố khác sẽ ngăn cản sự rụng trứng và được gọi là chu kỳ không rụng trứng.
Sản xuất một số hormone khác
Buồng trứng cũng sản xuất nội tiết tố androgen và relaxin, Inhibin. Trong đó relaxin làm lỏng các dây chằng vùng chậu để chúng có thể giãn ra khi chuyển dạ sinh nở.
Bất kỳ sai lệch nhỏ nào trong hoạt động của buồng trứng hay tuyến sinh sản cũng có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố. Từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.
Khi trải qua thời kỳ mãn kinh, buồng trứng sẽ ngừng sản xuất các hormone nói trên và ngừng giải phóng trứng.
Mất cân bằng nội tiết và sức khỏe sinh sản
Sự cân đối nội tiết tố trong cơ thể có vai trò cực kỳ quan trọng giúp cho sức khỏe sinh sản được đảm bảo. Vì thế bất kỳ một rối loạn nội tiết nào cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra các tình trạng bất lợi cho sự phát triển của trứng, sự thụ thai,…
Đó là niêm mạc tử cung mỏng, niêm mạc tử cung dày, trứng lép hay tình trạng trứng không phát triển,… Các bệnh đa nang buồng trứng, u nang buồng trứng, suy buồng trứng sớm, viêm buồng trứng, ung thư buồng trứng,…
Danh sách 7 bệnh về buồng trứng phổ biến nhất
Buồng trứng chịu trách nhiệm sản xuất nội tiết tố nữ và trứng và do đó bất kỳ quá trình viêm nhiễm nào đều có thể làm gián đoạn quá trình thụ thai cũng như có thể kích thích sự phát triển của các bệnh lý phụ khoa khác, gồm cả sự phát triển của khối u.
Đây là lý do vì sao chị em nên tìm hiểu các bệnh về buồng trứng có thể xảy ra trong đó có các triệu chứng ở giai đoạn đầu. Bởi lẽ điều này sẽ giúp phát hiện kịp thời để có thể điều trị hay ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Buồng trứng đa nang
Còn gọi là Hội chứng Buồng trứng Đa nang (PCOS), là tình trạng mất cân bằng nội tiết tố. Cụ thể là androgen (nội tiết tố nam) tăng cao quá mức chủ yếu đến từ buồng trứng. Nó có thể dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, bệnh đái tháo đường và các vấn đề về tim mạch sau này.
PCOS ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Bao gồm vấn đề về sinh sản (khó mang thai), ngưng thở khi ngủ, trầm cảm, lo lắng, có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung,…
Suy buồng trứng sớm
Suy buồng trứng sớm còn gọi là suy buồng nguyên phát (primary ovarian insufficiency – POI). Theo đó có sự ngừng hoạt động một phần hay toàn bộ chức năng của buồng trứng ở người phụ nữ trẻ (dưới 40 tuổi). Đây là một trong những nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn.
Viêm buồng trứng
Viêm buồng trứng được hiểu là hiện tượng viêm xảy ra tại cơ quan buồng trứng, thuộc nhóm bệnh viêm vùng chậu hay viêm sinh dục trên. Nó thường được xem là kết quả của các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) như Chlamydia và bệnh lậu.
Đặc trưng của viêm buồng trứng là xuất hiện các u nang, viêm đau và tăng kích thước buồng trứng (một hoặc hai bên). Có trường hợp còn gây tổn thương cho ống dẫn trứng, gây khó thụ thai.
Lạc nội mạc tử cung buồng trứng
Là một phân loại của lạc nội mạc tử cung cùng với tình trạng lạc nội mạc ở các vị trí khác như ống dẫn trứng, khoang phúc mạc,…
Đây là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung phát triển ra ngoài tử cung, tạo nên các điểm hoặc các nang lạc nội mạc trên buồng trứng, có thể là một bên hoặc hai bên.
Nó có thể gây nên tình trạng đau bụng nhiều mỗi khi hành kinh. Hiện tại, chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra lạc nội mạc tử cung.
U nang buồng trứng
Tình trạng các khối u nang hình thành và phát triển từ những bao nang có chứa dịch bên trong buồng trứng. U nang buồng trứng có nhiều loại (u nang bì, u lạc nội mạc tử cung buồng trứng và u nang cơ năng) và thường chỉ được phát hiện qua hình ảnh siêu âm vì nó ít gây đau và không có triệu chứng rõ ràng.
Chúng không thoái hóa thành khối u ác tính và có xu hướng phát triển chậm. Chúng thường không có triệu chứng. Các khối nhỏ chỉ cần có sự giám sát y tế, trong khi các khối lớn sẽ được phẫu thuật cắt bỏ.
U nang buồng trứng được cho là bệnh có khả năng gây vô sinh ở nữ giới với tỉ lệ cao.
Ung thư buồng trứng
Xuất hiện khối u ác tính tại một hoặc hai buồng trứng. Các tế bào ung thư phát triển, có thể xâm lấn và phá hủy các mô, cơ quan xung quanh.
Chúng cũng có thể di căn đến các cơ quan ở xa trong cơ thể và gây ung thư thứ phát tại cơ quan đó.
Xoắn buồng trứng
Xoắn buồng trứng (xoắn phần phụ) tên tiếng Anh là Ovarian torsion, được xem là một bệnh lý phụ khoa cấp tính rất dễ xảy ra ở phụ nữ. Đây là tình trạng buồng trứng bị xoắn xung quanh các dây chằng khiến nó bị giữ lại tại chỗ.
Khi diễn tiến nặng, bệnh có thể ngăn cản sự di chuyển của máu đến buồng trứng. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời thì sẽ biến chứng có thể gây hoại tử buồng trứng, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
Trên đây là các thông tin tìm hiểu về buồng trứng là gì, cấu tạo, chức năng và các bệnh về buồng trứng phổ biến nhất. Stafam sẽ tiếp tục chủ đề này trong các bài viết tiếp theo.
Xem thêm: Rối loạn phóng noãn – nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh nữ